Đồng phục bảo hộ lao động là loại trang phục đặc biệt không chỉ ở những tính năng đặc biệt của chúng mà còn có cách giặt sạch và bảo quản khác với những loại quần áo khác. Trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng khi làm việc và muốn kéo dài độ bền của chúng, bạn có thể tham khảo 10 mẹo bảo quản đồng phục bảo hộ lao động đơn giản để bộ đồng phục của bạn luôn như mới.
1. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng: Trong bất kỳ loại trang phục có chất liệu vải đặc biệt nào cũng đều được sản xuất kèm theo nhãn hướng dẫn sử dụng, thế nên, trước khi tiến hành việc giặt ủi hoặc bảo quản, bạn cần đọc kỹ những hướng dẫn đó để biết những điểm cần chú ý với bộ trang phục đó.
2. Đối với quần áo mới: Nếu bộ quần áo của bạn vừa được công ty may đồng phục sản xuất trong khoảng 3-5 ngày trở lại, trong trường hợp này, chắc chắn rằng mực in trên bộ trang phục vẫn chưa khô hẳn và cũng chưa có độ bám dính cao vào bề mặt sợi vải. Bạn phải đợi ít nhất 1 tuần sau mới được đem trang phục đi giặt để tránh tình trạng những hình ảnh in trên đó bị mờ, bong tróc.
3. Lần đầu giặt đồng phục bảo hộ: Bạn nên cẩn thận ở lần giặt đầu tiên với tất cả những loại quần áo bao gồm cả đồng phục bảo hộ lao động. Không sử dụng máy giặt trong lần đầu tiên mà hãy chịu khó dùng tay vò nhẹ nhàng, hạn chế sử dụng những loại xà phòng có tính tẩy rửa cao để bảo vệ màu sắc và hình in trên áo. Và một điểm đặc biệt cần lưu ý, trước khi tiến hành việc giặt quần áo, bạn cần phân loại chúng để tránh tình trạng những bộ trang phục yêu thích bị loang màu từ màu vải của những bộ quần áo khác.
4. Ngâm đồng phục: Nhiều người quan niệm rằng, ngâm quần áo trong nước xà phòng càng lâu sẽ càng dễ dàng hơn trong việc giặt sạch. Tuy nhiên, suy nghĩ này hoàn toàn sai lầm vì hành động này sẽ vô tình khiến trang phục của bạn nhanh chóng bị hư hỏng. Nước xà phòng có tính tẩy rửa, thế nên, những sợi vải khi được ngâm quá lâu trong đó sẽ bị giảm độ bền và nhanh chóng bị hư hỏng trong thời gian ngắn.
5. Ở những lần giặt tiếp theo: Không cần quá mức cẩn thận như ở lần giặt đầu tiên, với những lần giặt sau, bạn có thể giặt như những loại quần áo thông thường khác, tuy nhiên cần chú ý những điều như sau: Hạn chế sử dụng máy giặt, lực tác động và ma sát tương đối lớn của máy giặt sẽ làm chất liệu vải nhanh chóng bị giãn, hình in trên bề mặt cũng dễ bị bong tróc hơn so với giặt tay bình thường; Không dùng nước xà phòng đổ trực tiếp lên vị trí có in hình và tuyệt đối không dùng thuốc tẩy để loại bỏ những vết bẩn trên quần áo; Sử dụng nước mát có nhiệt độ dưới 40 độ C để sợi vải của áo không bị giãn rộng.
6. Nước xả: Không chỉ có tính năng bổ sung mùi thơm cho quần áo, nước xả mềm vải còn tác động trực tiếp đến sợi vải, làm chúng bị giãn và hình in dễ bị nhòe đi do đã được làm mềm. Thế nên, khi chọn nước xả cho những loại đồng phục bảo hộ này, chỉ nên chọn những loại nước xả làm thơm vải thay cho những loại nước xả làm mềm vải.
7. Phơi khô quần áo: Để không mất thời gian cũng như kéo dài tuổi thọ của bộ trang phục, trước khi phơi, nên vắt khô và giũ thẳng, lộn trái bề mặt, chọn những nơi thoáng mát, có bóng râm để phơi, không nên chọn những nơi có ánh nắng mặt trời chiếu vào trực tiếp vì sẽ làm trang phục của bạn nhanh chóng bị bạc màu.
8. Ủi thằng: Nếu đồng phục bảo hộ có thêm hình in màu sắc, trước khi tiến hành công đoạn là thẳng, bạn nên chú ý lộn trái bề mặt, tránh tình trạng hình in trên áo tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ cao sẽ làm chúng bị biến dạng, nhòe màu. Chỉnh nhiệt độ bàn là ở mức thích hợp vì nhiệt độ quá cao sẽ khiến màu sắc của trang phục nhanh chóng bị bạc, nhiệt độ quá thấp sẽ giảm hiệu quả và tốn nhiều thời gian cho công đoạn ủi thẳng.
9. Bảo quản đồng phục bảo hộ: Môi trường có độ ẩm cao là môi trường thuận lợi cho vô số các nấm mốc và vi khuẩn phát triển, thế nên, nếu bạn thường xuyên bảo quản quần áo ở những khu vực như thế này sẽ khiến trang phục mang mùi ẩm mốc hoặc xuất hiện những vết ố vàng trên bề mặt áo. Chỉ nên bảo quản trang phục ở những nơi thoáng mát và khô ráo để hạn chế mùi khó chịu trên bề mặt vải và tăng tuổi thọ cho quần áo.
10. Tần suất giặt trang phục: Thông thường, những người lao động sử dụng đồng phục bảo hộ lao động là những người phải hoạt động, di chuyển thường xuyên trong một khoảng thời gian tương đối dài, thế nên, lượng mồ hôi tiết ra và bụi bẩn bám vào cũng tương đối lớn. Để hạn chế việc phát triển của những loại vi khuẩn, nấm mốc gây hại, bạn nên đem chúng đi giặt sạch và phơi khô ngay, tránh để lâu ngày sẽ có mùi hôi khó chịu và gây khó khăn cho việc giặt phơi.
Với 10 mẹo bảo quản đồng phục bảo hộ lao động đơn giản trong bài viết trên, Sông Trà mong rằng bạn sẽ rút ra được phương pháp sử dụng và bảo quản đồng phục thích hợp nhất cho mình. Chúc các bạn thành công!
Đội ngũ công nhân làm việc trong những ngành nghề công nghiệp nặng như xưởng sản xuất, khai khoáng, công trình xây dựng đòi hỏi phải được chuẩn bị đầy đủ đồng phục bảo hộ lao động để bảo vệ sức khỏe ...
Xem thêmKhi chọn vải may đồng phục bảo hộ lao động cho đội ngũ công nhân của mình, chắc hẳn quý khách hàng không ít lần cảm thấy băn khoăn và đắn đo suy nghĩ trong vấn đề lựa chọn chất liệu vải sao cho phù ...
Xem thêmNhiều người khi lựa chọn việc kinh doanh bằng hình thức nhà hàng khách sạn vẫn luôn băn khoăn vấn đề lựa chọn kiểu dáng và màu sắc của đồng phục như thế nào để đạt được hiệu quả tuyệt đối. Để giúp ...
Xem thêm